Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Người đàn ông giới trung liu Hoa Kỳ chọn vợ như thế nào?

Bài viết này sẽ tràn trề tính thực dụng và sự ích kỷ hợp lý của bọn tư bẩn Mẽo, nếu có lỡ đụng chạm tự ái văn hoá lúa nước Á Đông, mong các nàng Việt Nam thông cảm văn hoá bất đồng mà nên thế hehe! Người đàn ông giới trung liu Hoa Kỳ chọn vợ như thế nào? Người Việt ta thời phong kiến chuyện cưới vợ gả chồng theo Trung Quốc hủ nho kiểu môn đăng hộ đối, đến thời thực dân Pháp sang đô hộ thì ở trong Nam có thể thoáng hơn tôi ko biết chứ ngoài Bắc này có câu "trai cao đẳng, gái Hàng Đào" lấy ý từ câu thách của nhà gái "phi cao đẳng bất thành phu phụ" có nghĩa là anh mà ko có bằng cao đẳng thì không thành vợ chồng. Đấy là nói ng đàn ông ít ra là có bằng cao đẳng chứ đừng nói là cử nhân. Lấy được bằng cử nhân là tương đương với chức quan tri huyện - chủ tịch 1 quận rồi. Thế còn gái Hàng Đào thì sao? Phải chăng gái Hàng Đào đẹp nhất Bắc Hà? Chẳng phải là như vậy đâu, gái Hàng Đào thật ra là con nhà giầu đó. Hàng Đào thời ấy nổi tiếng buôn tơ lụa, chữ đào là phát âm từ
Các bài đăng gần đây

Ba mươi, gái lấy chồng có phải muộn ?

Ba mươi, gái lấy chồng có phải muộn ? Trong xã hội Giao Chỉ quận của xứ Đông Lào, có một mặc định đồn đoán rỉ tai nhau rằng, gái ba mươi, nếu chưa sinh con thì sẽ sinh ra những đứa con khờ khạo, không bằng người ta... Những cô gái mạnh mẽ, bỏ qua tuổi xuân để làm nên sự nghiệp, để phấn đấu cho bằng người, cuối cùng cũng không bước qua khỏi ngưỡng đàn bà... Bỏ ngang công danh, bỏ ngang sự nghiệp, vội vã lấy chồng, vội vã có con, vì sợ sau ba mươi, con mình sinh ra nó khờ khờ... Vậy truyền thuyết sau ba mươi có con thì con có khờ khờ thật không ? - Bà nội tôi có tất cả thảy tần tật là bảy đứa con, bà sinh từ mùa bà hai mươi thanh xuân, sinh tới khi bà gần bốn mươi... Cô dì chú bác tôi đều bình thường như mọi người... - Dân xứ Nghĩa Bình, đặt tên cứ thằng Hai, thằng Ba, con Tư, rồi tới quá mười, không biết đặt chi nữa bèn đặt Dư, Thừa.... Tất cả họ đều tốt đẹp lớn lên, trai thanh gái lịch, chả có chuyện gì xảy ra.... Victoria, Nữ vương của Vương quốc Liên hiệp Anh, bà sinh năm 1819,

Đi tìm tung tích Chí Phèo

Xin mời các bạn đọc bài viết của tác giả HẢI HÀ, tôi cất giữ từ lâu lắm đến nay mới tìm được : Hải Hà. ĐI TÌM TUNG TÍCH CHÍ PHÈO “ Chí Phèo” là một tác phẩm được chọn để đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông từ mấy chục năm nay. Nội dung tác phẩm khá phức tạp, có nhiều tranh cãi. Nhưng điều dễ thống nhất là Chí Phèo mang bản chất giai cấp nông dân, chăm chỉ, hiền lành, chất phác, bị xã hội xô đẩy đến chỗ không lối thoát. Các nhà nghiên cứu, phê bình mới chỉ chú ý đến quá trình bần cùng hóa, lưu manh hóa biến Chí trở thành con quỉ dữ, hành động mù quáng, liều lĩnh ở làng Vũ Đại, đến mâu thuẫn giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị… Còn tung tích của Chí vẫn là ẩn số chưa có lời giải đáp. Mọi người đều thừa nhận Chí là đứa con hoang, sống ở làng Vũ Đại từ nhỏ, được những người nông dân nghèo chuyền tay nhau nuôi dưỡng. Cho nên, dù xuất thân từ tầng lớp nào, thì Chí vẫn mang khá đậm bản chất nông dân. Điều đó thể hiện lúc còn là thanh niên,, Chí có đến làm canh điền cho nhà Lý Kiến một

Gửi chút nắng cho tôi

Hà Nội này mấy ngày chẳng nắng, mỗi tối trên con phố quen thuộc có thể cảm nhận cái lành lạnh, chút hanh hao cứ như thể mùa Thu vừa chùng chình đã vềngay cạnh phố. Tình nhân bấy lâu xa cách mà ngượng nghịu, mà mừng, mà tủi nửa muốn đến mà ôm mà hôn cho thỏa bấy lâu, nửa lo lắng liệu có được trọn vẹn trong vòng tay cứ như thể ngày xưa cũ, hay chỉ nhận lại là những cái hững hờ, lạnh nhạt, đôi mắt lạ lẫm ngạc nhiên xoáy sâu vào tâm trí. Bất chấp bao lâu, bao xa để trở về mà rồi chỉ có biết đứng đó ngập ngừng. Tự nhiên nghĩ: ừ, thương mấy thì cũng là người dưng. Ai đó chỉ vừa thở dài se sẽ. Đọc đâu đó người con gái xứ Nghệ tha hương mà đến thành phố này, từ những câu Hà Nội đầu tiên còn đậm chất miền trung cho tới cái thứ giọng Hà Nội thanh lịch dịu dàng đã trở nên yêu biết bao cái nơi mà cô gái tin là nơi sinh ra cô lần thứ hai này. Những ngày xa Hà Nội, cô gái nhớ biết bao tiếng ồn ào của chợ sáng, tiếng vang bánh khúc đây lúc nửa đêm, cô nhớ m

Biên niên cô đơn

- "Không phải cứ hòa vào đám đông dòng người là sẽ không còn cô đơn, buồn bã. Bánh xe vẫn lăn và những mối suy nghĩ vẫn cứ rối bời như thế. Khi mỗi ngày đều phải huyễn hoặc bản thân rằng "Mọi thứ chưa đến mức quá tệ mà phải không?", liệu ta có thể kiên trì đến phút cuối? Gia đình, sự nghiệp, tình bạn, tình yêu..., trong tay chưa có một thứ gì chắc chắn, nhưng sao ai cũng phải quyết định những thứ quan trọng nhất vào thời điểm mông lung nhất, non nớt nhất thế này? Tuổi trẻ của tôi của bạn, vì đau lòng mà say ngủ? Hay vì bất lực mà lặng câm?"

Mưa

Đêm mưa buồn.. tiễn chân con phố chết... Phía cuối đường ..ai hát kh úc biệt ly.. Lang thang bước ..cô đơn trong tĩnh lặng... Tình một đêm ...tình chết chẳng trở về.. Cây sầu cỗi.. bên đường rưng lá đổ.. Ngổn ngang sầu ..trăm mối ngày tàn xưa.. Chưa thu đến.. sao lá vàng rơi rụng ... Hắt hiu đèn .. một bóng bước cô đơn... Con ngõ hẹp sao.. tình mênh mông quá.. Người xa người ..người có nhớ gì không .. Trông ngai ngái ...phố buồn tình đã chết.. Ly rượu sầu ..nghiệt ngã phố đêm say... Đêm guốc gõ... lê tha lòng nứt rạn .. Ánh đèn vàng ...hun hút bóng em tan. Nếm đau thương ...lủi thủi phía địa đàng .. Câu ca buồn ... phố chết tình riêng mang.. Thoáng qua nhau ...nước mắt chảy ràng ràng .. Phố cũng buồn ...nhặt giúp mảnh khăn tang .. Ta lặng thầm ...tình hơi sương ướt lá... Phiến đá buồn..tiễn tình chết đêm qua...
Sẽ thật vô ích nếu em vẫn nhớ nỗi đau cũ. Như là có nhiều đêm như đêm nay - Em hút cần và giọng cô Hà em yêu . Có nỗi đau - Đã đi cùng em suốt bao tháng năm - Chàng trai ấy đã đi qua rồi - Chỉ là nỗi đau bỏ lại . Em hiểu - Em phải sống cho hiện tại. Hiện tại em có anh rồi. Chỉ là... Như đêm nay....! Em nhớ anh ! .....